Một cô gái Việt đã đưa ra một dự án cung cấp chỗ ở cho du khách, để đổi lấy những bài giảng tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo.
Võ Thị Mỹ Linh, người sáng lập Volunteer House Viet Nam (viết tắt là VHV), cho biết tổ chức phi lợi nhuận của mình đang làm việc với hơn 300 tình nguyện viên và 6 lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo tại Việt Nam.
Cô gái 26 tuổi này cho biết một trong những động cơ của mình là những cảm nghĩ khi được mọi người ngưỡng mộ là một người sống sót trong vụ sạt lở và bão tuyết lịch sử ở Nepal vào tháng Mười năm ngoái.
“Sau trận bão tuyết đột nhiên tôi trở nên nổi tiếng và được quan tâm trong các tin tức, có người thậm chí còn làm một bài thơ về tôi,” Linh nói với Tuổi Trẻ News trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Võ Thị Mỹ Linh (người đầu tiên bên phải) và Nhất Phương, một thành viên Volunteer House Việt Nam, hát và nhảy với trẻ em trong một lớp học của VHV ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 9 năm 2015
“Mọi người ngưỡng mộ tôi khi tôi sống sót sau thảm họa, nhưng tôi nghĩ rằng nó không có gì liên quan đến lòng dũng cảm. Nó chỉ là bản năng sinh tồn.” cô nói thêm. “Nó giống như khi bạn đang bị một con chó dại truy đuổi, bạn sẽ chạy để giữ mạng sống của mình.”
Linh được nhiều người mệnh danh là “cô gái may mắn nhất” vì có thể sống sót trong thảm họa thảm khốc đã giết chết rất nhiều khách bộ hành trên một chuyến đi đến Thorung La Passs trên dãy núi Annapurna Circuit ở miền trung Nepal.
Thay vì ngồi đó và ngưỡng mộ cô, mọi người nên tham gia cùng cô để làm những điều tốt đẹp, cô nói.
Trên thực tế, ý tưởng để bắt đầu VHV đã đến với cô khi đang ở Nepal và có cơ hội để ở lại với người dân địa phương và làm với họ những công việc hàng ngày như giảng dạy và nuôi trồng.
Đó là khi nhà thám hiểm Việt bắt đầu nghĩ về việc cung cấp nơi ở dưới hình thức ở lại nhà dân (homestay) cho những du khách đến Việt Nam và yêu cầu họ làm một cái gì đó để chia sẻ lại.
Các dự án VHV được khởi xướng vào tháng 2 theo phương châm “Chỗ ở cho khách du lịch, tiếng Anh cho trẻ em.”
Cho đến nay dự án đã đón nhận được khoảng 20-30 tình nguyện viên nước ngoài sinh sống tại Việt Nam và khách du lịch trong nước trong một vài ngày hoặc thậm chí vài tháng.
Luc Gheysens, một tình nguyện viên người Úc, nói chuyện với các thành viên của VHV trong một phiên họp về các kỹ năng trong tháng 8 năm 2015
Nhiều người đã cộng tác để dạy tiếng Anh trong các lớp học của VHV để đổi lấy nơi ở, trong khi những người khác có nhà hoặc chọn ở khách sạn giảng dạy kỹ năng sống và cung cấp đào tạo tiếng Anh cho đội ngũ tình nguyện viên VHV.
Linh cho biết dự án của cô đang ở giai đoạn đầu tiên, xây dựng một mô hình cơ bản để trong tương lai, người nước ngoài có thể tham gia một cách dễ dàng.
“Hiện nay, chúng tôi không có nhiều lời đề nghị từ chủ nhà, hoặc những người có thể cung cấp chỗ ở thì lại cách xa khu vực trung tâm của thành phố, làm cho các tình nguyện viên gặp khó khăn để di chuyển từ nơi ở đến lớp học,” Linh nói . “Chúng tôi đang lập kế hoạch để thúc đẩy dự án của chúng tôi đến Phố Tây ở quận 1 và đến gần hơn với các tình nguyện viên nước ngoài.”
“Ngoài ra, chúng tôi đang cố gắng để không chỉ cung cấp nhà cho du khách ở lại mà còn để họ ở chung nhà, nơi họ có thể trải nghiệm cảm giác của gia đình và tận hưởng thời gian của họ ở Việt Nam.”
Tại sao là tiếng Anh?
Giải thích lý do tại sao cô ấy lựa chọn tiếng Anh là trọng tâm của dự án của mình, Linh cho biết: “Tiếng Anh rất quan trọng.”
Vào tháng 11 năm ngoái, Linh gây sự chú ý của các phương tiện truyền thông địa phương và cư dân mạng sau khi cô có một bài viết trên Facebook, đó là một bức thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Trong bài viết, Linh chỉ ra những điểm không thực tế của sách giáo khoa tiếng Anh tại Việt Nam sau khi cô đọc những cuốn sách ở Nepal.
Các em tập trung vào bài học trong một lớp học của VHV vào ngày 19 tháng 9 năm 2015. Địa điểm tổ chức lớp học là ở nhà câu lạc bộ của một tòa nhà chung cư tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
“Nếu chúng ta nhìn thấy những bất cập, chúng ta chỉ ra những bất cập, và sau đó chúng ta phải làm gì đó để khắc phục chúng,” cô nói. “Nếu chúng ta tiếp tục phàn nàn, sự việc không thể tốt đẹp hơn lên một chút nào cả.”
Cô gái đã du hành qua Thorung La Pass nhớ lại thời gian ở Nepal, nói rằng những người ở đó rất nghèo khổ, sống mà không có Internet, truyền hình hoặc điện thoại nhưng lại nói tiếng Anh rất tốt.
“Là một người không rất giỏi tiếng Anh, tôi thấy những người giỏi ngôn ngữ có cơ hội để có được công việc có mức lương cao ở Việt Nam,” cô nói thêm. “Tôi không muốn ngôn ngữ là một rào cản đối với người dân Việt Nam.”
“Mục tiêu của chúng tôi không phải là số lượng học sinh VHV chúng tôi dạy mà là nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tiếng Anh” Linh nói. “Khi mọi người hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ, họ sẽ học hỏi một cách tự nguyện.”
Xác định nỗi sợ nói tiếng Anh như một điểm yếu trong sinh viên Việt, người sáng lập VHV tổ chức các lớp học với 10-15 học viên, đảm bảo tất cả mọi người cơ hội để tương tác.
Mỗi lớp học kéo dài 90 phút, được chia thành ba phần 30 phút để thực hành nói tiếng Anh với chủ đề nhất định, chơi trò chơi, và ca hát.
Học viên VHV có độ tuổi 9-12, trong đó ưu tiên cho trẻ em nghèo.
Linh cho biết khi cô lần đầu tiên bắt đầu dự án, cô đã phải đối mặt với những khó khăn như các vấn đề về hành vi của học sinh và các bậc phụ huynh đã không chú ý đến thời gian của lớp học.
Cô thậm chí đã phải đóng cửa một số lớp học ngoài tầm kiểm soát của nhóm VHV.
Tuy nhiên, công việc tình nguyện không phải không có phản hồi, cô cho biết, trích dẫn ví dụ về lời cảm ơn của người mẹ của một đứa trẻ nghịch ngợm đến giáo viên – người đã truyền cảm hứng cho con trai cô ấy đến học tại trường.
Mỹ Linh giúp một cậu bé với bài tập của mình
Bản thân Linh cũng rất xúc động khi thấy ba đứa trẻ, mà cha mẹ có vấn đề tâm thần và luôn đánh các em mỗi khi các em đi học, bất chấp điều đó các em vẫn tiếp tục theo học và đi bộ 4km từ nhà ở gần Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến một lớp VHV tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
“Lúc đầu, tôi đã rất lo lắng khi dạy một lớp học nhưng giờ tôi đã quen rồi,” Nhất Phương, một thành viên của VHV phụ trách lớp học, cho biết. “Tôi muốn chia sẻ sự may mắn và những kiến thức tôi đã nhận được với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể có một tương lai tốt đẹp hơn.”
“Tôi sẽ cố gắng hết mình,” cô nói thêm. “Sau khi gia nhập, tôi biết mục tiêu của tôi trong cuộc sống là để giúp mọi người.”
Phi lợi nhuận, không ngân sách!
Theo Mỹ Linh, các dự án Volunteer House Việt Nam đang hoạt động mà không có ngân sách, ngoài 10 triệu đồng (US $ 446) quyên góp bởi một số thành viên để mua đồng phục của tổ chức.
Cô cho biết tất cả các hoạt động cho các lớp học được tài trợ bởi các thành viên của VHV.
“VHV đang hoạt động một cách độc lập mà không có bất kỳ khoản tiền ứng trước nào, và mọi người quyên góp bất cứ điều gì họ có,” Linh nói, đưa ví dụ về dự án là cung cấp đồng phục in ấn với giá rẻ hơn giá thị trường.
Tháng trước, những tấm vé của buổi diễn nhạc từ thiện VHV cho trẻ em nghèo trong lễ hội Trung thu đã được bán hết. Các quán cà phê, nơi các sự kiện đã diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp chỗ miễn phí, và tất cả khoản tiền thu được đều được quyên góp.
“Để các dự án hoạt động trong một thời gian dài, cần có một ngân sách”, Linh nói.
“Tuy nhiên, tôi muốn chứng minh cho mọi người rằng dự án của tôi có thể hoạt động hiệu quả mà không có nó, vì thế những người muốn tài trợ hoặc đóng góp trong tương lai sẽ không phải băn khoăn về hiệu quả hoạt động.”
Theo : Tuoitrenews