Chắc hầu hết bất cứ ai, trong thâm tâm đều muốn được đi du học, được đi để trải nghiệm, để mở mang đầu óc, đi để phát triển, đi để sống hết mình để không bỏ lỡ thế giới mà chúng ta được may mắn sinh ra.
Xưa nay khi nhắc đến việc phát triển, phần nhiều đều khuyên đi du học nếu có điều kiện: tấm bằng quốc tế, khả năng làm việc vượt trội sau khi học và được đào tạo, tại sao không? “Đi được thì mày cố mà đi đi, đừng có ở lại rồi có mà chết dí ở chỗ này”
Tại sao người Việt lại luôn xem những môn khoa học tự nhiên nặng hơn khoa học xã hội? Trong cán cân vốn không nên được tạo ra để so sánh? “Ôi giời con đấy học Văn, Sử, Địa chỉ được cái học vẹt mà đi thi thôi chứ có cái gì đâu” – câu mà tôi được nghe nhàm cả tai ở thời phổ thông. Kì lạ!
Tiếng Anh nói riêng hay ngoại ngữ và các môn xã hội nói chung đều thực tế không hề kém cạnh so với bất kì môn học khác nào. Việc giao tiếp với thế giới, giao thoa và chứng minh một đất nước có tồn tại và có tiếng nói ngày một quan trọng hơn bao giờ hết.
Trong thời kì cần hội nhập và phát triển cực mạnh trong chính trị xã hội, tiếng Anh gần như là thứ căn bản hiện diện ở trong rất nhiều trường hợp. Nói cách khác, việc học tiếng Anh chính là cái cần câu cơm tuyệt vời.
Bàn thêm về tình trạng cần thiết của tiếng Anh hiện nay, đặc biệt là Việt Nam sắp tới hội nhập với ASEAN để tạo nên một thị trường năng động giữa các nước. Như vậy, cơ hội làm việc rộng mở tới mức không tưởng, bạn có khả năng làm việc cho bất kì nước nào trong tổ chức nhưng để làm được điều đó thì chả phải việc bạn ít nhất phải biết được mình sẽ và phải làm gì trước sao ? Bạn sẽ hỏi boss của bạn bằng tiếng Việt chứ ? Việc kiếm lượng người nói tiếng Trung hay Nhật ở khắp Việt Nam để làm việc là không thể. Cũng như tiếng Anh lại được coi là phổ biến nhất, đơn giản nhất song lại như 1 loại ngôn ngữ chung cả thế giới đều sử dụng để kết nối tới nhau.
Học tiếng không chỉ là học nghe, nói, đọc, viết, bạn học về cả thế giới rộng lớn nơi cũng còn những con người, những cộng đồng cùng tồn tại với chúng ta, học về cách giao tiếp, phát triển nhiều phương diện của con người như tự tin, kĩ năng làm việc, kĩ năng tư duy định hướng…Có thể ngày một khẳng định được sự đúng đắn của VHV khi đã đưa tầm nhìn xa hơn tới tương lai, đáng tin tưởng hơn với những việc làm “thắp nến trong quảng trường đêm không có sao” của họ: những con người tình nguyện dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo và dám tin tưởng.
Nguyễn Quang Minh